//= get_template_directory_uri() ?>
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, XUẤT KHẨU, TIÊU DÙNG TĂNG TRƯỞNG VỮNG CHẮC TRONG KHI ÁP LỰC LẠM PHÁT CHƯA GIẢM THEO GIÁ XĂNG.
NHẬN ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Mỹ đã có quý thứ 2 liên tiếp tăng trưởng âm, một trong những dấu hiệu của suy thoái (dù không chính thức được công nhận). Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) theo đó cũng đã tăng lãi suất thêm 0.75%. Số liệu vĩ mô của Đức – nền kinh tế lớn nhất khu vực Châu Âu – công bố trong tuần qua cũng khá tiêu cực với khả năng thiếu khí đốt cho cả nhu cầu dân dụng và sản xuất, IMF theo đó đã tiếp tục cắt giảm dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ 3 trong năm xuống mức 3.2% (dự báo gần nhất là 3.6%).
Tuần qua, Việt Nam công bố số liệu vĩ mô tháng 7 với số liệu sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, doanh số bán lẻ tiếp tục tăng trưởng cao chữ số (tuy nhiên cũng một phần do nền thấp của tháng 7 năm ngoái). Kiểm soát lạm phát vẫn là thách thức chính khi CPI vẫn tăng so với tháng trước dù giá xăng dầu đã giảm khá nhiều.
Mặc dù bức tranh vẫn đang duy trì tương đối tích cực nhưng chiến lược đầu tư sẽ phải điều chỉnh với rủi ro về suy thoái kinh tế toàn cầu trong các năm tới. Nhiều nhóm ngành được hưởng lợi lớn do xuất khẩu trong ngắn hạn vừa qua và đã phản ánh kỳ vọng vào giá sẽ là nhóm ngành cần phải chú ý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý độ trễ về tác động của suy thoái toàn cầu (nếu xảy ra) tới kinh tế Việt Nam dù chúng ta đang có độ mở kinh tế lớn, và do vậy, với mức chiết khấu cao thì nhiều cổ phiếu đầu ngành (bất động sản, ngân hàng, hàng tiêu dùng, chế biến – chế tạo) vẫn sẽ cho cơ hội trong nhịp hồi phục trung hạn sắp tới của thị trường.
Mùa báo cáo kết quả quý 2 đã công bố được gần 50% số lượng doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn chính, chiếm 68% vốn hóa 2 sàn. Bức tranh chung vẫn đang nghiêng về phía tăng trưởng với chỉ 6/19 nhóm ngành lớn (theo phân loại fiiinpro) chứng kiến sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm trước.
CHIẾN THUẬT GIAO DỊCH
Thị trường tăng điểm nhẹ nhưng hoàn toàn không khiến quan điểm chung trong giai đoạn hiện tại thay đổi. Các vị thế ngắn hạn đã trở nên rủi ro và nên được đóng lại thay vì giải ngân. Các vị thế trung dài hạn cũng nên chờ đợi mức giá hấp dẫn hơn để tích lũy.
20/12/2024
Nhân dịp Giáng Sinh và năm mới 2025 sắp đến, Phòng Phân tích GTJAS VN xin gửi tới Quý Nhà Đầu Tư lời chúc sức khỏe, hạnh...
02/10/2024
Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...
30/09/2024
Lựa chọn cổ phiếu Bất động sản Bằng việc nghiên cứu những điểm nổi bật trong bộ ba luật liên quan Bất động sản...