//= get_template_directory_uri() ?>
SIẾT CHẶT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT DỊCH
Diễn biến điều chỉnh khá bất ngờ vào chiều ngày 23/7 có thể sẽ tạo hoang mang cho nhà đầu tư khi cộng hưởng với thông tin Hà Nội áp dụng chỉ thị 16 của Chính phủ và số lượng ca mắc mới nhìn chung vẫn đang tăng lên. Dòng tiền trên thị trường vốn đã tương đối dè dặt (thể hiện ở thanh khoản giảm sút) nên sự tập trung đang được dồn vào phiên đầu tuần để có căn cứ xác định xu hướng.
Một số kịch bản cho xu hướng ngắn hạn sắp tới (nhưng vẫn duy trì khả năng thị trường sẽ quay lại tiếp tục đà tăng trong trung hạn) cho thấy biên độ giảm vẫn còn cho VN-Index. Điều này có nghĩa 1 nhịp giảm sâu trong ngày thứ 2 vẫn có thể chưa đủ để xác nhận thị trường đã chấm dứt xu hướng tăng trung hạn.
Do vậy, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể tập trung danh mục vào các nhóm ngành có vốn hoá tầm trung, hoạt động kinh doanh không chịu ảnh hưởng nhiều từ đợt giãn cách hiện tại mà thậm chí còn có các yếu tố hưởng lợi trong nửa sau của 2021 để duy trì tăng trưởng. Nhóm logistics, cảng biển, dệt may là các ví dụ.
DANH MỤC KHUYẾN NGHỊ
Danh mục Nắm giữ và Danh mục Giao dịch không có thay đổi trong tuần trước.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Thị trường chung tiếp tục có tuần diễn biến kém tích cực. Dù đã tạo đáy ngắn hạn nhưng sự hồi phục là chưa đủ mạnh mẽ. Mặt khác thì diễn biến cũng cho thấy khả năng về sự phân hóa hoàn toàn có thể diễn ra. Hạ thấp rủi ro từ tỉ trọng cổ phiếu nếu đang ở mức cao và tiến hành cơ cấu lại danh mục là những hành động nên ưu tiên lúc này.
02/10/2024
Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...
18/07/2024
KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG CUỐI NĂM Chúng tôi cho rằng VNINDEX sẽ kết thúc năm quanh mốc 1,310, tương ứng mức tăng 15.94%ytd...