Trung tâm phân tích

Guotai Junan (Vietnam) Weekly Strategy -17/04/2023-21/04/2023

17/04/2023

Chia sẻ:

NHẬN ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Một vài câu chuyện đáng chú ý trên bình diện trong tuần qua có thể kể đến:

  • Trong Hội nghị thường niên mùa xuân của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới (World Bank), IMF đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay đạt 2,8% sau đó dao động ở mức khoảng 3% vào năm 2028. Đây là mức dự báo 5 năm thấp nhất kể từ khi IMF bắt đầu đưa ra các dự báo tăng trưởng 5 năm vào năm 1990. Trong bối cảnh đó, Châu Á được dự đoán là khu vực sẽ đóng góp hơn 70% tăng trưởng toàn cầu, riêng Ấn Độ và Trung Quốc đóng góp khoảng 50% tăng trưởng toàn cầu.
  • Dữ liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc: xuất khẩu so với cùng kỳ tăng mạnh một cách đầy bất ngờ ở mức 14.8% so với dự đoán là giảm mạnh, còn nhập khẩu so với cùng kỳ giảm nhẹ 1.4% – mức giảm thấp hơn nhiều so với dự đoán. Trong đó, xuất khẩu sang Đông Nam Á và Châu Âu tăng mạnh. Một điều nên biết đó là, xuất khẩu của Trung Quốc được coi như một chỉ báo đại diện cho nhu cầu toàn cầu. Và dựa vào đó thì có vẻ tình hình hiện tại đang không quá tệ. Dù vậy thì nhu cầu nội địa của Trung Quốc có vẻ chưa thực sự cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ khi mà lạm phát trong tháng 3/2023 lại thấp hơn tháng 2/2023 và cũng thấp hơn so với dự đoán.
  • Tuần qua cũng chứng kiến lạm phát toàn phần của Mỹ giảm mạnh trong tháng 3/2023 trong khi lạm phát cơ bản thì vẫn cho thấy dấu hiệu cứng đầu. Và những kì vọng đang chuyển trọng tâm vào khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái.

Có thể thấy những câu chuyện này tập trung rất nhiều vào những kì vọng tăng trưởng của nền kinh tế thực. Và như chúng tôi đã từng đề cập trong những ghi chú trước đây, việc theo dõi sát diễn biến của nền kinh tế Trung Quốc sẽ là rất quan trọng với các nền kinh tế khác trên thế giới (hai trên ba câu chuyện ở trên là liên quan đến Trung Quốc).

Trở lại những diễn biến trong nước. Thanh khoản hệ thống vẫn rất dồi dào và việc giải ngân cũng vẫn gặp khó khăn. Chúng ta có đang có những nỗ lực để cải thiện các vấn đề pháp lý cho lĩnh vực bất động sản và trong những diễn biến mới nhất là dự thảo cho một thông tư quy định về cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ – qua đó hỗ trợ cho các khoản vay gặp khó khăn. Nhìn chung là những nỗ lực đáng ghi nhận.

Quay trở lại với thị trường, VNIndex đang có một xu hướng suy yếu trong ngắn hạn tuy nhiên về mặt cấu trúc tương quan giá và thời gian thì nó mang tính điều chỉnh và kéo ngược hơn là một xu hướng giảm.

Danh sách báo cáo liên quan

GTJASVN Research_Báo cáo Chiến lược Đầu tư 2025_Đầu tư an toàn giữa biến động_T12.2024 vie

20/12/2024

Nhân dịp Giáng Sinh và năm mới 2025 sắp đến, Phòng Phân tích GTJAS VN xin gửi tới Quý Nhà Đầu Tư lời chúc sức khỏe, hạnh...

GTJASVN Research_Báo cáo chiến lược tháng 10_Chu kỳ thanh khoản cải thiện có giúp VNINDEX vượt 1300_Oct2024

02/10/2024

Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...

GTJASVN Research_Báo cáo chiến lược đầu tư 2H.2024_ Mid year Outlook_July v1.0

18/07/2024

KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG CUỐI NĂM Chúng tôi cho rằng VNINDEX sẽ kết thúc năm quanh mốc 1,310, tương ứng mức tăng 15.94%ytd...

Liên hệ với chúng tôi

    Thông tin tuân thủ xin liên hệ:

    compliance@gtjas.com.vn

    • Chỉ số chứng khoán
    • VNINDEX: 1251.02   4.07   (0.33%)
    • HNX: 221.87   0.89   (0.4%)