//= get_template_directory_uri() ?>
NHẬN ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Diễn biến nổi bật nhất trong tuần qua về mặt tiền tệ có thể kể đến là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã thực hiện được giao dịch mua vào USD từ các Ngân hàng thương mại, tổng giá trị mua vào được cho là khoảng gần 1.8 tỷ USD. Lượng mua vào này có thể không quá lớn nhưng nó thể hiện được một điều đó là thanh khoản hệ thống đang rất tốt, khi mà dòng USD đi vào không những đã đủ để giúp các ngân hàng sử dụng để giải quyết thanh khoản mà còn dư ra để bán lại cho SBV. Trên bình diện quốc tế thì số liệu về lạm phát CPI của Mỹ đã được công bố trong tuần vừa qua và cho thấy diễn biến tiếp tục hạ nhiệt tích cưc, tạo áp lực lên USD, còn thị trường chứng khoán Mỹ thì bật tăng. Quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, thì có thể thấy như vậy là những áp lực về mặt tiền tệ hiện tại là không có, và đó là lí do thị trường duy trì ở vùng điểm hiện tại chứ không bị suy yếu. Tuy nhiên, hiện tại là vùng điểm có thể đại diện cho xu hướng giảm dài hạn bắt đầu từ đầu năm 2022 và nếu không có động lực nào để dòng tiền được đổ vào thị trường một cách mạnh mẽ thì khó mà kì vọng được việc breakout ngay lúc này.
CHIẾN THUẬT GIAO DỊCH
Thị trường có tuần tăng điểm yếu ớt và quan điểm chung vẫn được duy trì: Đây không phải là thời điểm thích hợp cho việc giải ngân cho mục tiêu giao dịch ngắn hạn, thậm chí nên cân nhắc đóng vị thế. Đồng thời, cũng vẫn chưa phải là thời điểm phù hợp trở lại cho việc tích lũy trung dài hạn.
20/12/2024
Nhân dịp Giáng Sinh và năm mới 2025 sắp đến, Phòng Phân tích GTJAS VN xin gửi tới Quý Nhà Đầu Tư lời chúc sức khỏe, hạnh...
02/10/2024
Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...
30/09/2024
Lựa chọn cổ phiếu Bất động sản Bằng việc nghiên cứu những điểm nổi bật trong bộ ba luật liên quan Bất động sản...