//= get_template_directory_uri() ?>
LẠM PHÁT MỸ CHƯA THỂ HẠ NHIỆT
NHẬN ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Nhìn vào chỉ số VN-Index hiện tại chúng ta có thể thấy tâm lý thị trường đang chuyển dần sang thận trọng – kém lạc quan trong ngắn hạn, dù vậy cũng không nên quá vội vàng bi quan hay hoảng loạn. Tính đến hiện tại chúng tôi vẫn cho rằng vùng đáy đã được xác lập trong nhịp giảm trước và diễn biến điều chỉnh và suy yếu trong ngắn hạn là hoàn toàn bình thường sau một xu hướng giảm sâu trước đó.
Xét về yếu tố kỹ thuật trong ngắn hạn, thị trường chung đã hồi đủ biên độ trong ngắn hạn hay nói cách khác là gặp một số ngưỡng kháng cự khá mạnh. Điều này cũng đúng khi nhìn vào một số cổ phiếu, nhóm ngành dẫn dắt tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Do vậy, dù vẫn đang ở trong vùng định giá rất hấp dẫn xét trong dài hạn, chúng ta sẽ phải lường trước những nhịp điều chỉnh sâu để kiểm định lại vùng hỗ trợ 1,150-1,200 khi xét đến vị thế hiện tại của thị trường chưa xác nhận thoát khỏi xu hướng điều chỉnh, bối cảnh thị trường thế giới nhất là tại Mỹ và Châu Âu. Lạm phát cao và kéo dài tại đây khiến thị trường tài chính toàn cầu lo ngại về các biện pháp siết chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn nữa từ FED và ECB và từ đó đe dọa suy giảm tăng trưởng toàn cầu nói chung và một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam nói riêng.
CHIẾN THUẬT GIAO DỊCH
Thị trường đã có tuần giảm sau ba tuần tăng liên tiếp, rủi ro ngắn hạn như đề cập trong nhận định tuần liền trước đã trở thành hiện thực. Tiếp tục giữ nguyên chiến lược đã đề cập: hạn chế các vị thế ngắn hạn, sẵn sàng giải ngân từng phần một cách hợp lý và không quá vội vàng với các vị thế trung dài hạn.
DANH MỤC KHUYẾN NGHỊ
Danh mục Nắm giữ & Danh mục Giao dịch: không điều chỉnh trong tuần.
02/10/2024
Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...
18/07/2024
KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG CUỐI NĂM Chúng tôi cho rằng VNINDEX sẽ kết thúc năm quanh mốc 1,310, tương ứng mức tăng 15.94%ytd...