//= get_template_directory_uri() ?>
KINH TẾ TIẾP TỤC HỒI PHỤC DÙ TẠM CHẬM LẠI
NHẬN ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Số liệu Vĩ Mô tháng 8 cho thấy tăng trưởng vẫn đang duy trì nhưng một số cấu phần đã có sự giảm tốc so với các tháng trước do lo ngại về đà suy thoái kinh tế tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở hoạt động thu hút dự án FDI mới hay mức doanh số bán lẻ không có tăng trưởng trong 3 tháng gần nhất khi xét đến tác động của lạm phát. Chiến lược đầu tư hiện tại cần thích nghi với rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như việc tỷ giá USD có thể neo ở mức cao. Theo đó các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc phụ thuộc việc xuất khẩu sẽ là nhóm cần chú ý.
Đầu tư công là một trong những chủ đề được kỳ vọng nhưng số liệu thực tế đang cho thấy đà chậm lại khi vốn ngân sách tháng 8 chỉ tăng 5.7% so với tháng trước và ngân sách nhà nước tiếp tục duy trì mức thặng dư cao sau 8 tháng. Các mã cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công vẫn duy trì tiềm năng nhưng cần tránh những nhịp tăng quá nóng do sẽ chưa có căn cứ để có đột biến trong các tháng tiếp theo.
Lượng khách quốc tế tiếp tục tăng 38% so với tháng 7 lên gần 500 ngàn lượt trong tháng là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh dịch đậu mùa khỉ và suy thoái kinh tế tại châu Âu và châu Mỹ cũng như chính sách zero-covid tại Trung Quốc vẫn đang tạo rất nhiều khó khăn với du lịch.
Dù áp lực từ nhiên liệu và thực phẩm vẫn lớn nhưng dư địa cho 4 tháng cuối năm vẫn đủ cho mục tiêu của chính phủ, do vậy áp lực với chính sách chủ yếu sẽ đến từ đồng USD.
DANH MỤC KHUYẾN NGHỊ
Duy trì các vị thế hiện tại.
02/10/2024
Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...
18/07/2024
KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG CUỐI NĂM Chúng tôi cho rằng VNINDEX sẽ kết thúc năm quanh mốc 1,310, tương ứng mức tăng 15.94%ytd...