//= get_template_directory_uri() ?>
NHẬN ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Câu chuyện trọng tâm đề cập đến trong Nhận định Chiến lược tuần này sẽ là Lãi suất và tỷ giá. Bắt đầu với thị trường Mỹ, tuần vừa qua không có câu chuyện nào quá đáng chú ý trên phương diện tác động mạnh đến các thị trường khác. Nếu có chăng một sự cập nhật tiếp tục về thanh khoản thì số dư Reverse Repo (RRP) của Fed tiếp tục giảm và số dư tiền gửi Kho bạc Mỹ Treasury General Account (TGA) tiếp tục tăng, đều ở mức nhẹ. Câu chuyện đáng chú ý và có ý nghĩa vào lúc này có lẽ sẽ là những gì rút ra đc từ sự kiện mà ngân hàng trung ương Anh (Bank of England – BoE) đã tăng mạnh lãi suất 0.5% (so với kì vọng 0.25%) trong cuộc họp gần nhất của mình. Lí do cho động thái này, chắc chắn là lạm phát, khi mà số liệu lạm phát của vương quốc Anh, được công bố trước đó một ngày, cao hơn so với kì vọng. Nhưng đó chưa phải phần đáng chú ý, thứ đáng chú ý là sau đó thì tỷ giá GBP/USD đã suy yếu trong hai ngày liên tiếp và cho thấy một dấu hiệu tạo đỉnh trong ít nhất là ngắn hạn. Trong nhiều trường hợp, khi lãi suất của một quốc gia tăng lên thì đồng nội tệ của quốc gia đó cũng sẽ mạnh lên một cách tương đối so với đồng USD (giả sử các yếu tố khác không đổi). Chúng ta lại vừa có Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp gần nhất, vậy rõ ràng nếu chỉ dựa vào lãi suất thì đồng GBP phải trở nên mạnh hơn so với đồng USD, tại sao diễn biến lại ngược lại. Lí do là do động thái tăng lãi suất mạnh tay này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của vương quốc Anh. Khi mà thị trường kì vọng nền kinh tế của một quốc gia xấu đi thì dòng vốn sẽ có xu hướng thoát khỏi các tài sản bằng đồng nội tệ của quốc gia đó và gây áp lực lên tỷ giá – việc tăng lãi suất lúc này sẽ có tác dụng ngược. Tại sao câu chuyện trung tâm đề cập đến trong Nhận định chiến lược tuần này lại là lãi suất và tỷ giá? Vì sau khi SBV hạ lãi suất điều hành lần thứ tư trong năm nay thì có rất nhiều ý kiến cho rằng việc này tiềm ẩn rủi ro lớn và có thể gây nên outflow USD lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản của nền kinh tế như từng xảy ra vào cuối năm 2022. Không thể phủ nhận là rủi ro này hoàn toàn hiện hữu nhưng như câu chuyện vừa đề cập ở trên với tỷ giá GBP/USD. Chúng ta sẽ thấy yếu tố ảnh hưởng chính không phải lúc nào cũng là lãi suất. Và thực tế là SBV đã hạ lãi suất đến lần thứ tư liên tiếp trong năm nay nhưng chúng ta chưa phải hứng chịu tình trạng outflow USD nặng nề như cuối năm 2022, tỷ giá USD/VND như chúng tôi đề cập nhiều lần trong thời gian gần đây, vẫn đang ở vùng đáy nhiều tháng. Có thể có nhiều cách lí giải. Đó có thể là do kì vọng về nền kinh tế Việt Nam trong hiện tại và sắp tới không hề tệ đến mức kích hoạt dòng outflow. Có thể là do chu kỳ tăng lãi suất của Fed đã đến giai đoạn cuối của nó, dù nếu xét đến việc lãi suất có thể duy trì ở mức cao trong một thời gian dài thì điều này chưa thực sự xác đáng. Nguyên nhân khác, có lẽ khả dĩ hơn, là trạng thái thanh khoản của thị trường tài trợ nguồn USD bán buôn toàn cầu (global wholesale USD funding market) đã trở nên tốt hơn nhiều. Quay lại với thị trường cổ phiếu Việt Nam tuần vừa qua, chúng ta chứng kiến áp lực bán chốt lời ngắn hạn được hấp thụ và thị trường bật tăng trong bốn ngày từ thứ ba đến thứ sáu. Và khi kết thúc ngày thứ sáu hay cả tuần giao dịch thì VNIndex đã vượt qua đỉnh ngắn hạn trong tuần liền trước. Xu hướng tăng của thị trường vẫn đang được duy trì. |
02/10/2024
Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...
18/07/2024
KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG CUỐI NĂM Chúng tôi cho rằng VNINDEX sẽ kết thúc năm quanh mốc 1,310, tương ứng mức tăng 15.94%ytd...