//= get_template_directory_uri() ?>
DỮ LIỆU VĨ MÔ THÁNG 7
Bán lẻ tăng, Giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc, PMI giảm do lo ngại dịch bệnh, dư địa lạm phát không còn nhiều.
Võ Thế Vinh – Chiến lược
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng tăng 4.3% yoy, lũy kế 7 tháng có giảm nhẹ 0.4% yoy nhưng theo chúng tôi con số vẫn tích cực và thể hiện sức tiêu dùng nội địa tốt.
Mặc dù lũy kế 7 tháng 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước mới chỉ đạt 42.7% so với kế hoạch nhưng đã tăng 27.2% so với cùng kỳ 2019, riêng tháng 7 đã giải ngân 45.7 nghìn tỷ, tăng 51.8% yoy. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. FDI giảm 6.9% yoy do việc hạn chế di chuyển quốc tế của Việt Nam.
Tháng 7, Kim ngạch xuất khẩu tăng 0.3% yoy và 1.9% mom, nhập khẩu giảm 2.9% yoy nhưng tăng 6.2% mom. Tháng 7 xuất siêu 1 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm, điểm đáng chú ý là trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng tới nhóm FDI, các doanh nghiệp trong nước đang cho thấy sức tăng trưởng tốt về cả xuất khẩu +13.5%yoy, và nhập khẩu +1.5%yoy.
Với việc số liệu ca nhiễm tại Đà Nẵng đang tăng nhanh, PMI Việt Nam lùi về 47.6 so với 51.1 của tháng 6.
CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2020 tăng 4.07% yoy với việc gía xăng dầu hồi phục và nhu cầu tiêu thụ điện, nước tăng cao trong mùa hè.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Đỗ Trung Nguyên – Chiến lược
Có những diễn biến đáng chú ý của VNINDEX và kịch bản cơ sở đề cập đến trong vài tuần gần đây vẫn được duy trì. Do đó, việc giữ trạng thái tâm lý thận trọng vẫn được khuyến nghị, nhưng đồng thời việc theo sát để nắm bắt những dấu hiệu của cơ hội là điều nên làm.
02/10/2024
Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...
18/07/2024
KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG CUỐI NĂM Chúng tôi cho rằng VNINDEX sẽ kết thúc năm quanh mốc 1,310, tương ứng mức tăng 15.94%ytd...