//= get_template_directory_uri() ?>
KINH TẾ VIỆT NAM VẪN DUY TRÌ TĂNG TRƯỞNG TRONG QUÝ II / 2020
NHẬN ĐỊNH CHÍNH
Võ Thế Vinh – Chiến lược
Đây là kế quả thấp nhất của quý 2 trong giai đoạn 10 năm gần nhất (2011-2020). Quý 2 là thời điểm kinh tế chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với các biện pháp giãn cách xã hội triệt để của chính phủ. Mặc dù vậy đây hoàn toàn là 1 kết quả tích cực đột biến, thậm chí vượt qua nhiều dự báo với khả năng tăng trưởng âm trong quý 2 (survey trên Bloomberg dự báo mức giảm 0.99%). Kết quả này sẽ khẳng định việc hưởng lợi kinh tế từ kết quả kiểm soát dịch tốt của Việt Nam. Cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư khoảng 4 tỷ USD cho 6 tháng đầu năm.
Ở chiều ngược lại, tác động của đại dịch vẫn thể hiện ở Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ với việc chỉ tiêu này lũy kế 6 tháng giảm 0.8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ lạm phát sẽ giảm 5.3%. Lạm phát cũng sẽ là cản trở cho các nỗ lực kích thích kinh tế của chính phủ. Với việc giá lương thực thực phẩm (đặc biệt là thịt heo) tăng mạnh khiến cho CPI bình quân trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh nhất trong giai đoạn 4 năm gần nhất (2016-2020).
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Đỗ Trung Nguyên – Chiến lược
Chưa có thay đổi lớn trong kịch bản thị trường. Trạng thái chiến lược với nhà đầu tư, như hai tuần gần nhất, chủ đạo sẽ vẫn là chốt lời với những cổ phiếu đã tăng nhiều và đạt đến vùng mục tiêu, cơ cấu lại danh mục và theo dõi, tìm đến những cơ hội mới có thể sắp xuất hiện. Tuy nhiên, do tuần vừa rồi là một tuần giảm điểm, nên việc thắt chặt hơn một chút về tâm lý và mức chịu rủi ro để sẵn sàng cho trường hợp xấu cũng là điều hoàn toàn có thể tính đến.
02/10/2024
Chu kỳ thanh khoản mở rộng nối dài: Thanh khoản toàn cầu cải thiện sau các động thái nới lỏng từ NHTW các nước, điểm...
18/07/2024
KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG CUỐI NĂM Chúng tôi cho rằng VNINDEX sẽ kết thúc năm quanh mốc 1,310, tương ứng mức tăng 15.94%ytd...