Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang trong giai đoạn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đi cùng với sự phát triển thị trường là các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành với các xu hướng chủ đạo như sau:
- Các chiến dịch Zero fee.
- Mô hình môi giới chứng khoán truyền thống sẽ dần nhường chỗ cho mô hình kinh doanh mới- AI broker.
- Các sản phẩm tư vấn quản lý tài sản song hành với tiềm năng phát triển của nền kinh tế, thu nhập và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cùng nhu cầu tích lũy, tiết kiệm và tư vấn quản lý tài sản tăng lên.
- Tăng vốn và M&A là xu hướng tất yếu giúp các CTCK nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì nguồn lực để đầu tư, mở rộng.
- Xu hướng kinh doanh khác và nỗ lực cải thiện thị trường: hợp tác bán chéo sản phẩm.
- Vấn đề an toàn an ninh mạng trong bối cảnh gia tăng đầu tư vào công nghệ, số hóa.
Triển vọng kinh doanh ngành chứng khoán
- Thị trường môi giới chứng khoán toàn cầu dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình 8.74%/năm giai đoạn 2023-2030.
- Kỳ vọng lợi nhuận ngành chứng khoán Việt Nam tăng trưởng 35% năm 2024 nhờ sự cải thiện về thanh khoản (+16%yoy), thị trường diễn biến tốt giúp CTCK ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động tự doanh.
- Với cấu trúc ngành hiện tại, hoạt động ký quỹ và tự doanh là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của các CTCK. Trong khi đó, môi giới đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mở rộng thị phần và là tiền đề cho lợi nhuận từ hoạt động ký quỹ.
- Doanh thu và lợi nhuận mảng cho vay ký quỹ dự kiến tăng nhẹ khi quy mô cho vay toàn thị trường đạt mức đỉnh mới sau 6 tháng đầu năm 2024.
Lựa chọn cổ phiếu
- Sau giai đoạn tăng nóng, định giá nhóm cổ phiếu chứng khoán đã trở về mức phù hợp hơn. P/E trung bình toàn ngành ở mức 16.31. Đối với các doanh nghiệp chứng khoán niêm yết, chúng tôi ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có lợi thế ngành như SSI, VCI, HCM, MBS, FTS.