//= get_template_directory_uri() ?>
Luận điểm đầu tư:
Yếu tố hấp dẫn cổ phiếu:
– Tốc độ tăng trưởng và hiệu suất ấn tượng: tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn 2016-2020 với CAGR là 44%/năm với TOI và 74%/năm với PBT; ROA top 2 toàn ngành, ROE top 5 toàn ngành. Quản lý chi phí hiệu quả giúp CIR đạt 29.07%, thấp nhất toàn ngành. Riêng trong năm 2020, ngân hàng ghi nhận tăng trưởng dư nợ 28%yoy năm 2020. Trong đó, dư nợ bán lẻ (cho vay mua nhà và ô tô) tăng trưởng 34%yoy. Bên cạnh đó, thu nhập bảo hiểm thuộc top đầu ngân hàng (tăng trưởng 178% năm 2019) tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi.
– Kỳ vọng bứt phá về kết quả kinh doanh sau hợp tác chiến lược với Aozora Bank Nhật Bản (năm 2020) và hợp tác bảo hiểm độc quyền với Generali (2019).
– Chiến lược tập trung vào nhóm khách hàng bán lẻ và SME của ngân hàng phù hợp với đặc điểm vĩ mô & nhân khẩu học Việt Nam giúp ngân hàng sớm mở rộng tập khách hàng, dư nợ với tốc độ tăng trưởng cao.
Rủi ro:
– Bên cạnh rủi ro tín dụng và áp lực của dịch bệnh đến tăng trưởng, OCB gặp áp lực cạnh tranh trong phân khúc khi OCB chưa thực sự có lợi thế vượt trội.
– Cổ phiếu OCB mới giao dịch được hơn 3 tháng trên HOSE, do đó cần thời gian để thị trường đánh giá và thu hút dòng tiền.
Khuyến nghị:
IVS khuyến nghị mua cổ phiếu OCB với mức giá mục tiêu 31,000VND/cp, tương đương upside 18.3% so với mức giá ngày khuyến nghị 24/05/2021 tại 26,200VND/cp; tương ứng P/E forward cuối năm 2021 ở mức 8.x. Hiện OCB đang giao dịch ở mức P/E thấp hơn 20% so với nhóm công ty so sánh (peers).
07/11/2024
Báo cáo quý 3/2024 ngành ngân hàng ghi nhận: Tăng trưởng tín dụng đạt 9% vào cuối tháng 9, với nhóm ngân hàng tư nhân tăng...
29/10/2024
Techcombank ghi nhận tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận mạnh trong 9 tháng đầu năm 2024, với tăng trưởng tín dụng 17.4% ytd...
14/10/2024
Chúng tôi đánh giá cổ phiếu DPM có tiềm năng tăng giá từ việc giá khí tự nhiên trên thế giới có thể tăng nhẹ trong trung...