//= get_template_directory_uri() ?>
NỘI DUNG CHÍNH
Ngành bán lẻ đối diện nhiều lực cản nửa đầu năm do thu nhập khả dụng của người dân suy giảm.
Điều kiện kinh tế kém thuận lợi ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng trong nước. Theo đó, doanh số các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm tăng tốt trong khi doanh số các mặt hàng không thiết yếu chỉ tăng nhẹ (trên thực tế lượng có thể đã giảm sau khi điều chỉnh yếu tố lạm phát).
Hoạt động kinh doanh các chuỗi bán lẻ ảm đạm:
– Chuỗi bách hóa và dược phẩm: tiếp tục mở rộng số lượng cửa hàng.
– Chuỗi bán lẻ ICT: gặp khó khăn nửa đầu năm do nhu cầu các sản phẩm ICT giảm trước áp lực thu nhập giảm và nhu cầu máy tính cá nhân không còn cao như 2 năm trước khi kinh tế đã hoàn toàn mở cửa.
KỲ VỌNG KINH DOANH
Chúng tôi cho rằng thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong nửa còn lại của năm. Tuy nhiên, sẽ có sự hồi phục so với 2 quý đầu năm. Các chuỗi ICT có thể cải thiện kết quả kinh doanh khi mùa tựu trường đang đến. Sự ra mắt các dòng điện thoại mới từ Apple, Samsung là động lực để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Trong năm 2023, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ như MWG, PNJ đều đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng với mục tiêu tăng trưởng thấp về doanh thu và lợi nhuận.
Về dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ với các doanh nghiệp nhờ cơ cấu dân số trẻ, thu nhập gia tăng cùng triển vọng kinh tế vĩ mô tốt.
Cổ phiếu theo dõi: MWG, PNJ, FRT, PET, DGW.
28/03/2025
Ngày 18/3/2025, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài...
24/03/2025
TRIỂN VỌNG NGÀNH CẢNG BIỂN VIỆT NAM 2025 XNK, FDI hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng dưới tác...
12/03/2025
ĐÁNH GIÁ: Việc Vinpearl có thể niêm yết trên TTCK Việt Nam sẽ mang đến một làn gió mới, góp thêm vào danh sách “họ”...