//= get_template_directory_uri() ?>
2024- VỮNG VÀNG TIN CẬY
Bối cảnh đa chiều trong bức tranh kinh tế phần nào phản ánh trong bức tranh kinh doanh của ngân hàng trong nửa đầu năm.
Hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước phục hồi đi kèm với tín dụng được đẩy mạnh vào các lĩnh vực này.
Trong khi đó, phân khúc cho vay mua nhà ở-vốn chiếm tỷ trọng lớn và là trọng tâm kinh doanh của các ngân hàng trong các năm trước vẫn chưa cho thấy tín hiệu phục hồi rõ ràng. Mặc dù số liệu BCTC quý 2 chưa được công bố, nhưng nhìn chung phân khúc này vẫn khá ảm đạm trong nửa đầu năm. Mặt khác, chúng tôi nhận định thị trường BĐS trong nước sẽ ấm dần về cuối năm, là căn cứ cho các ngân hàng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Về hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng, từ khóa “PHÂN HÓA” tiếp tục được nhắc lại. Chúng ta thấy sự phân hóa trong bức tranh tăng trưởng tín dụng, huy động, lợi nhuận cũng như các tỷ lệ về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Mặt khác, biến động cùng chiều về xu hướng nợ xấu (TĂNG) tiếp tục đặt ra thách thức với bảng kết quả lợi nhuận của các nhà băng.
Dù vậy, chúng tôi lạc quan tin rằng với chiến lược kinh doanh phù hợp, các ngân hàng sẽ vững bước vượt qua thách thức và về đích thành công.
Năm 2024 cũng là năm ngành ngân hàng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tiết chính sách và thị trường của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mà điển hình nhất là việc khối ngân hàng quốc doanh (SOB) hỗ trợ NHNN trong việc điều tiết thị trường vàng.
TRIỂN VỌNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
Chúng tôi ước tính lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng 11% trong năm 2024. Trong đó, lợi nhuận nhóm ngân hàng khối quốc doanh (SOB) tăng trưởng 5%, và lợi nhuận nhóm ngân hàng TMCP tư nhân tăng trưởng 15%. Động lực đóng góp chính đến từ thu nhập lãi thuần tăng nhờ quy mô tín dụng mở rộng và biên thu nhập lãi thuần (NIM) cải thiện nhẹ.
Áp lực nợ xấu gia tăng đè nặng lên chi phí dự phòng của các ngân hàng. Chúng tôi cho rằng nợ xấu hệ thống đang ở tiệm cận vùng đỉnh và ước tính chi phí dự phòng toàn hệ thống tương đương năm 2023. Với kỳ vọng trên, triển vọng đối với lợi nhuận toàn ngành sẽ rộng mở hơn trong năm 2025, đi cùng viễn cảnh kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn thúc đẩy hoạt động cho vay và đầu tư.
KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ
Biến động giá cổ phiếu ngành ngân hàng nhìn chung khá tích cực trong nửa đầu năm với mức tăng trung bình 16%ytd.
Tuy nhiên đây là mức tăng trung bình của thị trường. Với nền định giá thấp hơn trung bình 5 năm 15%, dư địa tăng đối với nhóm ngành ngân hàng còn lớn. Tuy nhiên, cần chọn lọc các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt và chất lượng tài sản cao.
CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ: TCB, HDB, LPB, VCB, ACB.
07/11/2024
Báo cáo quý 3/2024 ngành ngân hàng ghi nhận: Tăng trưởng tín dụng đạt 9% vào cuối tháng 9, với nhóm ngân hàng tư nhân tăng...
29/10/2024
Techcombank ghi nhận tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận mạnh trong 9 tháng đầu năm 2024, với tăng trưởng tín dụng 17.4% ytd...
14/10/2024
Chúng tôi đánh giá cổ phiếu DPM có tiềm năng tăng giá từ việc giá khí tự nhiên trên thế giới có thể tăng nhẹ trong trung...